Tọa đàm “AI và dịch sách”

Hưởng ứng “Những ngày Văn học châu Âu” diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 4 đến 19.5.2024, chương trình được khởi xướng bởi EUNIC (Hiệp hội các Tổ chức về văn hóa châu Âu) dành cho các độc giả yêu văn học với mục đích tôn vinh, chia sẻ những tinh hoa văn hóa từ châu Âu tới bạn đọc Việt Nam. Trong chuỗi các sự kiện “Những ngày Văn học châu Âu” 2024 với chủ đề Xuyên [Thế] Giới – European Literature Days 2024: Gender Novel(ty) là buổi Tọa đàm “AI và dịch sách” diễn ra lúc 14h ngày 4.5.2024 tại Ngôi nhà Ý, số 18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội.

Tham dự buổi tọa đàm có ông Mattia Farris đại điện lãnh sự quán Ý tại Hà Nội, các nhà văn, dịch giả Di Li, Kiều Bích Hậu; dịch giả, biên tập viên NXB Kim Đồng Thanh Thủy, Phương Nga, Phương Lan, ca sĩ – dịch giả Hiền Nguyễn (đã dịch nhiều thể loại sách khác nhau: tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, sách chuyên môn về nhạc Opera, sách lịch sử…)… cùng các bạn học sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.

Mattia Farris  – Phó Tổng lãnh sự quán Ý tại Hà Nội tặng hoa các dịch giả tham dự Tọa đàm ” AI và dịch sách”

Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng thông minh hơn và có thể thực hiện nhiều công việc hiệu quả hơn con người gấp nhiều lần. Bạn có lo sợ một ngày nào đó mình sẽ bị mất việc do AI thay thế hoàn toàn? Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế hoàn toàn con người trong việc chuyển ngữ? Các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo gần đây được đánh giá ra sao?. Các nhà văn và dịch giả có cách nhìn như thế nào về tiềm năng của AI và về tương lai văn học trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển?… Đó là những vấn đề cấp thiết được thảo luận trong tọa đàm “AI và dịch sách”.

Trên thực tế có nhiều lý do AI không thể sánh ngang với con người trong môi trường làm việc, nhất là công việc dịch thuật thơ văn, trong lĩnh vực này AI chỉ có thể là công cụ hỗ trợ, đó là đánh giá của nhiều dịch giả tham dự tọa đàm “AI và dịch sách”.

Dịch giả, nhà văn Kiều Bích Hậu chia sẻ tại Tọa đàm ” AI và dịch sách”

Dịch giả, nhà văn Kiều Bích Hậu đã từng học chuyên ngữ, đến giờ vẫn đang tiếp tục công việc yêu thích của mình là dịch văn học, chị vừa tham dự liên hoan thơ tại Morocco, trong diễn đàn có sự tham gia của các tác giả và dịch giả năm châu. Tại mỗi điểm khác nhau đều diễn ra đọc thơ và hội thảo chuyên về vấn đề văn học dịch, với tác động của AI thì sẽ thay đổi như thế nào?.

Có nhiều ý kiến như chê bai, hào hứng, không tỏ rõ quan điểm. Các nhà văn cũng thử dùng AI khi dịch thơ, nhận được là phiên bản chưa hoàn thiện vì dịch thơ, văn là một công việc đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về văn hóa của quốc gia xuất bản. Muốn truyền tải một câu chuyện đúng với nội dung mà tác giả muốn gửi gắm vào đó, đòi hỏi bản dịch phải xác thực và đảm bảo truyền tải hết những ẩn dụ của câu thơ. Chính bởi vậy dịch giả cần sở hữu kiến thức tốt liên quan đến tác phẩm cần dịch thuật cũng như khả năng cảm thụ và thấu hiểu tác phẩm gốc để có thể truyền tải được thông điệp của tác giả mà vẫn giữ nguyên vẹn phong cách diễn đạt trong tác phẩm gốc. AI không thể là được điều này. Vì thế trong việc dịch sách AI sẽ là một là công cụ hỗ trợ cho dịch giả.

Nhà văn Dili là người hay đi công tác nước ngoài thấy Google dịch là công cụ rất hữu ích trong giao tiếp, nhưng với việc dịch sách thì cần rất nhiều yếu tố. Dịch sách là một trong những công việc mang tính đặc thù, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiến thức chuyên môn sâu.

Quang cảnh Tọa đàm “AI và dịch sách”

Tại buổi tọa đàm nhận được thêm nhiều ý kiến đánh giá của các khách mời là nhà thơ Bằng Việt, dịch giả Nguyễn Hữu Dũng, các bạn học sinh trường chuyên ngữ… đều chung một đánh giá về khả năng suy luận và sức mạnh của bộ não, giúp chúng ta phân tích, sáng tạo, thu thập thông tin một cách linh hoạt để giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong thực tế, và điều đó không thể dễ dàng lập trình cho AI được.

Đối với việc dịch thơ văn đòi hỏi sáng tạo, mà khả năng sáng tạo của AI rất hạn chế, chúng chỉ có thể làm việc với dữ liệu được cung cấp sẵn, AI không thể nghĩ ra những ý tưởng hay cách làm việc mới mà luôn bị giới hạn trong các khuôn mẫu nhất định. Sáng tạo trong văn học mang lại cảm giác thú vị khi tạo ra những điều mới mẻ và khác biệt thay vì những hành động lặp đi lặp lại của AI. Sáng tạo là nền tảng cho sự đổi mới và phát triển, mà AI thì chỉ có thể hoạt động trong phạm vi dữ liệu đã được định trước. Vì thiếu khả năng tư duy đột phá và đưa ra những ý tưởng sáng tạo, nên AI không thể thay thế hoàn toàn con người trong công việc dịch sách. Trí tuệ nhân tạo có thể làm tốt hơn ở một số công việc, nhưng nhìn chung con người luôn chiếm ưu thế hơn so với AI.

Chụp ảnh lưu niệm Tọa đàm”AI và dịch sách”

Qua nhiều lần tổ chức, “Những ngày Văn học châu Âu tại Việt Nam” đã trở thành ngày hội giao lưu, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và các nước châu Âu, là một hoạt động thú vị để công chúng hiểu thêm về văn học các nước cũng như cùng lan tỏa bức thông điệp hòa bình và phát triển.

THANH BÌNH

Trích nguồn: Vanvn.vn