Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
1. Chiều tàn. Gió chướng thổi vào hù hụ. Nước con sông Vàm Khâu cuồn cuộn hung hãn. Một hai đợt nữa thôi là mặn về. Bà Sáu bấm đốt ngón tay, lẩm bẩm tính một mình. Hòm hèm nửa tháng chạp rồi, chắc đám khổ qua, gừng, cúc, vạn thọ của thằng Thời con Lụa hàng xóm kịp mót đợt tết.
Nghĩ cái đời con người sinh nhai phụ thuộc vào ông trời thiệt khổ. Tánh nết ổng như người, khó đoán khó lường, ngày này vầy, mai kia lại khác. Mắc mưa là mưa, mắc cho gió chướng hung thì cho. Có năm hăm lăm, hăm sáu tết còn xả trận mưa quá trời quá đất, nhà vườn ai nấy méo mặt! Tết nhứt cả xóm buồn hiu, nồi thịt kho, mới mùng một, sắp nhỏ đi chơi khuya về quơ qua quơ lại chỉ còn lõng bõng nước. Nông dân xứ mình, gieo hạt giống xuống đất, ta nói ngủ có nào yên. Nhớ hồi nẳm, vụ trồng cam của vợ chồng thằng Tâm nhà bà, nhắc lại gai ốc vẫn còn nổi cục.
Năm đầu không thấy trái nào chỉ rặt lá xanh um. Năm sau bọ rầy gì đó bao nhiêu trái vừa mới láng da, ngủ đêm thức dậy rụng trắng gốc. Rồi năm thứ ba, cũng trúng mùa, từng chùm trái chi chít căng mẩy như vú sữa, ngọt lịm. Ngặt nỗi, cam dội chợ, thương lái không mua, ngàn rưỡi, hai ngàn đồng 1 ký, không bõ công hái! Nợ nần bủa vây, bốn, năm năm chưa trả hết. Không có gì khổ cho bằng mắc nợ. Đi đâu cũng lấm lét, ai kêu tên cái giật mình thon thót đổ mồ hôi hột. Sau này bà cứ nhắc đi nhắc lại với con rằng liệu cơm gắp mắm, có bao nhiêu mần bao nhiêu. Ăn một miếng ngon, ngủ được một giấc yên là quý rồi con!
Muỗi bắt đầu vo ve. Trời nhá nhem. Bà Sáu nghe cái lạnh như con sâu róm len lén bu trên thịt da mình lúc nào. Sao giờ này thằng Tâm chưa đưa bé My về. Chắc chở con nhỏ đi rong ruổi coi thả diều thả bóng. Cái thằng mê con gái, ngày nào đón con nhỏ ở trường mẫu giáo về cũng tha đi khắp nơi. Bà Sáu nhớ hồi nó còn nhỏ, cứ hỏi sao má không sanh em gái cho con. Nhiều đêm, nằm kế bên thò tay vô lưng gãi cho nó ngủ, nghe tiếng vạc sành kêu thê thiết ngoài bờ rào, nước mắt ở đâu chảy quanh gối. Thương con. Phải chi ông Sáu còn bà cũng tiếc gì không đẻ thêm cho nó một đứa em.
Thưa bà nội con về rồi! Tổ cha mày, thằng ba lại cho ăn cái gì bậy hả con? Ba cho em My đi thả diều! Hèn chi chua lè, đi vô nội tắm cho. Nội ơi! Hử? Nội hát đi! Ừa! Khác đi nội, đừng rau răm nữa! Nội ơi! Ủa chưa ngủ hả con? Sao bác Thành lâu rồi không về vậy nội? Sao con hỏi vậy? Lâu rồi con không thấy bác. Không phải gần tết là bác Thành về thăm nội rồi cho con thiệt nhiều đồ đẹp sao? Ừa, chắc nay mơi bác về. Con ngủ đi sắp có đồ đẹp rồi! Nay anh về sớm vậy? Anh đẩy em vào phòng được không? Em tự đi được. Anh vào trước đi! Mỹ Anh! Em nghe! Em bình tĩnh được không!? Sáu tháng rồi, anh suy nghĩ vẫn không biết nói điều này như thế nào với em. Anh bị K phổi. Chắc không còn bao lâu… Anh… Để anh nói tiếp. Mang một nỗi bí mật, một nỗi niềm riêng trong lòng với bất kỳ ai mà nói, đàn bà hay đàn ông, đều có thể vắt kiệt và làm họ gục ngã. Bệnh tật với anh là một đả kích rất lớn. Nhưng vẫn không lớn bằng chuyện khác. Chuyện anh giấu em. Em nhớ bà Sáu không? Bà Sáu gần nhà nội Đạt có họ xa với anh đó. Ừa! 8 năm trước, em đi Nga gần 2 năm nhớ không? Năm đó, anh yêu một người… Ngày cô ấy biết mình mang thai là ngày anh nhận được tin em bị tai nạn. Anh… Anh xin lỗi. Nhưng hãy cho anh nói hết. Đừng cắt lời anh. Anh đã có ý định đợi em về thì mình sẽ ly hôn. Đạt lúc đó đã gần xong đại học. Anh có cảm xúc tình yêu với cô ấy. Nhưng, anh không thể rời bỏ em… khi em… Anh không thể rời bỏ em lúc ấy, Mỹ Anh à. 30 năm kể từ ngày chúng ta biết nhau cho đến bây giờ, yêu hay không yêu không còn quan trọng nữa. Anh không thể rời bỏ em – người thân của anh – khi em không còn đôi chân – sự sống của em! … Cô ấy sinh con và vĩnh viễn rời bỏ cuộc đời… Anh không thể mang con về khi em yếu ớt như một con cua lột. Tha thứ cho anh!
Lâu lắm rồi đêm nay bà Sáu mới lại nghe một tiếng vạc sành đơn côi, trong cái hơi lạnh rờn rợn của mùa gió chướng. Không hiểu sao bà muốn lên bàn thờ đốt cho ông Sáu cây nhang. Con dâu bà nó cứ càm ràm mùi nhang giờ toàn hóa chất độc hại, hay má chuyển sang nhang điện. Bà không ưng. Bà thích hửi cái mùi nhang khói thiệt lẩn quẩn trong nhà, trong gian thờ vào lúc chạng vạng, nghe ấm cúng bình an không có tả được.
Cái bóng đèn trái ớt trên bàn thờ ông Sáu hắt một vệt đỏ chảy dài trên tường khiến cho mấy hình cây cỏ bông hoa của bé My và siêu nhân xe hơi của Cún có vẻ như sống động hẳn lên. Bà Sáu tưởng như chúng sắp rời bức tường, rơi ra thành những vật có hình dáng hẳn hoi như trong phim hoạt hình hai anh em rủ bà coi bữa trước.
“Ầu ơ ơiiiii, Gió đưa cây cải về trời/Rau răm mà ở lại… ầu ơ ơ ơiii… rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
“Ầu ơ ơ ơiiiiiii… Gió chướng lạnh lùng ầu ơ ơ ơiiiiii… mưa rung lá hẹ ầu ơ ơ ơiiiiiiii… Cảm thương nàng… cảm thương nàng… ầu ơ ơ… ơiiiiii có mẹ không cha…”.
Bà Sáu xoa nhè nhẹ lên tấm lưng mềm mát rượi của bé My. Đêm nào cũng vậy, gần sáu năm rồi, con bé ngủ với bà. Trẻ con, chỉ cần yêu thương gần gũi chúng là hệt đụng vô chất gây nghiện. Nhiều lúc ôm con bé trong lòng như vầy, nghe mùi thơm thơ ngây tỏa ra từ mái tóc, hơi thở, làn da non trẻ, bà nghĩ đến một ngày nào đó nó rời khỏi bà. Bà mong cái ngày ấy càng xa càng tốt! Bà Sáu không biết mình sẽ có cảm giác như thế nào, chắc là so với hồi bà ẵm nó đỏ hỏn trong bệnh viện thì khác rất nhiều.
Bà Sáu nghe như trái tim mình có ai bứt khỏi lồng ngực.
Tay bà run run kéo mép mền đắp cho con bé. Gió chướng lại hù hù thổi, quật ràn rạt lên mấy cành bưởi lão gầy ốm sau hè. Bà nhắm mắt. Giấc ngủ chưa về, trong tâm trí bà chỉ nghe hơi gió và hình ảnh những chiếc lá bưởi rụng đầy dưới gốc.
2. Mỹ Anh xoay xoay cái gương nhỏ xíu trên bàn trang điểm, tưởng như mình đang dùng hết sức dời chuyển một tảng đá. Nghe hơi thở, vốn nhẹ nhàng ở cạnh mình từng khoảnh khắc, giờ trở nên ọc ạch nặng nề. Chị phải rướn người, há miệng hít từng hơi. Bất giác Mỹ Anh tưởng như mình là con cá bị bắt vào thau nước vậy.
Sáu năm rồi. Vậy mà thi thoảng, sớm mai thức dậy, đặt chân xuống giường, dợm bước đi chị mới sực chợt nhớ đôi chân này không còn sống nữa. Tai ương trên đời chưa bao giờ là một điều dễ chịu. Đừng ai nói rằng dùng nó để thử thách nghị lực, niềm yêu cuộc sống. Không! Chị lắc đầu trong vô thức. Chẳng có tai nạn, ốm đau sự cố nào là dễ dàng như lời nói buông ra đâu. Sự can đảm qua lời nói khác xa với sự can đảm từ hiện thực.
Với một diễn viên múa như Mỹ Anh, đôi chân là sự sống, là cuộc đời! Không chỉ sự nghiệp, là thu nhập, múa là thứ duy nhất khiến chị cảm thấy mình làm tốt, tự tin, được là chính mình. Chỉ khi lướt theo điệu Valse trong vở Người đẹp ngủ trong rừng, Kẹp hạt dẻ trên nền nhạc của Tchaikovsky, hay thoăn thoắt những ngón chân đi trên sàn trong vở La Sylphide (Nàng tiên gió) chị mới cảm nhận được nguồn năng lượng từ thẳm sâu dâng lên khiến mình thêm yêu cuộc sống. Chồng, gia đình, nhất là con, hẳn nhiên luôn có chỗ quan trọng trong trái tim chị. Nhưng Mỹ Anh biết, chị không thể đi qua mỗi ngày nếu chỉ quanh quẩn với họ, chị sẽ như một kẻ tha hương nếu sớm rời sân khấu. Trong những chuyến lưu diễn, không ít lần nỗi dằn vặt cùng với niềm thương nhớ con cào xé trong dạ khiến chị mệt nhoài. Đàn bà cân bằng giữa gánh con cái và gánh công việc – những công việc đặc thù như chị – không đơn giản chút nào.
Sáu năm qua, chỉ những khi thật cần thiết như thăm khám sức khỏe Mỹ Anh mới ra khỏi nhà. Chiếc xe lăn này đưa chị đi từ phòng ngủ ra phòng khách, vào phòng ăn. Mỹ Anh biết, tiếng nói của ngày hôm qua dẫu có tươi tắn đến đâu cũng không đủ sức cứu vãn hiện tại. Chị phải đi tiếp quãng đời còn lại bằng một đôi chân khác không phải của một nghệ sĩ múa ba lê.
Mỹ Anh vượt qua những ngày tháng dài đằng đẵng bằng những trang sách Đạt mang về, bằng kiểu tự an ủi, tự gieo niềm tin rất thường rằng có bao nhiêu người khác còn không được như mình. Chị lau khô được nước mắt, trút được gần hết cơn sầu thảm vì còn chồng, còn con luôn bên cạnh. Hai cha con cố gắng một cách vụng về để níu lấy chị. Chị biết ơn họ. Trong những lúc ngồi yên một mình nhìn ra khung cửa sổ đóng kín, như bây giờ, chị nghĩ đến sự kỳ diệu của cuộc đời, mọi lối thoát gần như không bao giờ đóng kín hết với ai. Tai nạn lấy đi của chị đôi chân, lấy đi của chị niềm đam mê được đứng trên sân khấu, nhưng tình yêu thương của gia đình vẫn nguyên vẹn. Trong tim họ, chị có một nơi không nhỏ – nhất là Đạt.
Mỹ Anh không quay lưng lại vẫn biết Thành đứng sau lưng. Tiếng chân Đạt, tiếng chân dì Bảy, tiếng chân chồng, Mỹ Anh có thể phân biệt rất rõ. Dù họ luôn đi nhẹ và khẽ.
Thành ngồi trên chiếc ghế ngày trước Mỹ Anh ngồi mỗi ngày để trang điểm. Từ ngày bị tai nạn, chị không dùng bàn, ghế ấy nữa. Anh đặt cho chị một cái bàn trang điểm khác, ngồi trên xe lăn chị vẫn có thể soi gương tô son mỗi sáng. Anh đưa tay nhẹ nhàng kéo xe chị sát vào mình. Lâu lắm rồi Mỹ Anh mới nhìn rõ đến vậy. Nỗi đau của bản thân lớn đến nỗi, một thời gian khá dài chị chỉ nhìn thấy vết thương của mình, những thân mật vợ chồng có nối kết lại trong những năm sau này, nhưng cũng thưa thớt chật vật. Chị đã bước sang tuổi 50, còn anh ngấp nghé 60, 25 năm hôn nhân, hình như ham muốn về thể xác một cách tự nhiên tắt hẳn luôn ở họ. Lâu rồi chị nhìn anh như nhìn một người thân chứ không giống như một người yêu.
Tóc Thành bạc nhiều quá. Những vết hằn ngang ở trán anh, sâu hoắm tựa nét vẽ sóng biển trên background sân khấu. Đôi mắt nhiều mệt mỏi không còn sáng rực như ngày trước. Mỹ Anh nhìn thấy tuổi già chạy qua khuôn mặt chồng.
Bằng một thứ linh cảm bừng sáng, chị biết chồng có chuyện gì đó quan trọng. Anh phát âm tên chị nghe như tiếng nứt của một cái ly thủy tinh khi rót nước sôi vào. Tựa hồ hiện hữu một vực thẳm trong đáy mắt khi anh nhìn chị. Mỹ Anh đặt tay lên trái tim mình, mong rằng nó vẫn đập.
Thành để bàn tay lên bàn tay Mỹ Anh. Mắt anh nhìn thật sâu vào đáy mắt chị. Từ ngữ rơi ra, chen chúc xô ngã, đè lên nhau nhấn chìm chị trong màn nước mắt.
Mỹ Anh không còn nhớ chị đi qua thời khắc đó như thế nào. Khi nỗi đau đớn quá ngưỡng có thể khiến con người ta tạm thời rơi vào một vùng không trọng lực, tạm thời như cầu chì ngắt điện lúc quá tải. Rồi tự khắc, vì đã biết bơi, thì chuyện vượt sông hay đại dương đều giống nhau mà thôi!
Nguồn: vanvn.vn
Bài viết liên quan: