Chữ ‘Tết’ có từ bao giờ ?

Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, cuối đời nhà Trần – cuối thế kỷ XIV đã có sử dụng từ “Tết”.

Chữ “Tết” có từ bao giờ?

– Tra trong dã sử (sách ghi chép của dân gian), trong sách Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, cuối đời nhà Trần – cuối thế kỷ XIV, sách ghi chuyện xưa ở xứ Lĩnh Nam, đã có sử dụng từ “Tết”. Truyện bánh chưng (Chưng bính truyện) trong sách nói đến bầu không khí cuối năm với cụm từ “tuế thì tiết hậu” (mùa cuối năm) và từ Tiết Liệu (Tết Liêu): “Đúng kỳ, Vua lệnh các con lại trưng bày phẩm vật; các con đem dâng không thiếu thứ gì,…”.

1. Lĩnh Nam Chích Quái: Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam. Lĩnh Nam là vùng đất ở phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh, nơi Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông khi tuần thú đến đây thì kết hôn với Tiên Nữ và sinh ra Lộc Tục, vua cho Lộc Tục làm vua từ Ngũ Lĩnh về phía nam, lấy hiệu là Kinh Dương Vương.

2. Chí kỳ, vương mệnh chư tử cụ trần sở hiến, lịch nhi quan chi, vô vật bất hữu. Duy lang liêu độc hiến chưng bính, bạc trì bính. Vương kinh dị, vấn chi, lang liêu cụ dĩ mộng đối. Vương thân thường chi, thích khẩu bất yếm, thắng ư chư tử sở trần chi vật, thán mỹ lương cửu. Nãi dĩ lang liêu vi đệ nhất, tuế thì tiết hậu, thường dĩ thị bính phụng sự phụ mẫu, thiên hạ hiệu chi chí kim. Dĩ danh lang liêu, cố hô vị tiết liệu… chỉ có chàng Liêu đem dâng bánh chưng, bánh giầy. Chàng Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vua thân hành nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không sao hơn được. Vua khen ngợi giây lát, rồi cho chàng Liêu được giải nhất. Năm hết, vua dùng bánh ấy dâng lên Tiên Miếu và cung phụng cha mẹ, thiên hạ bắt chước truyền đến bây giờ, lấy tên của chàng Liêu để gọi là Tết Liêu”.

Hình ảnh quen thuộc của ngày Tết. Ảnh: Hồng Sơn/Pexels.

– Tra trong chính sử: Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên, 1697), chương Kỉ Sĩ Vương [19a*1-2*1]3: “Tết Trung Nguyên vì gặp ngay Lễ Vu lan bồn [cầu siêu cho] Linh Nhân hoàng thái hậu. Chiêm Thành sang cống.”

– Tra cứu nơi từ điển:

–  Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum, Tự vị Việt-Bồ-La, tr. 731, Lm. Alexandre de Rhodes (1591-1660) ‖tết: festa do anno nouvo recentis anni festum (lễ hội mừng năm mới).

–  Dictionarium Anamitico-Latinum Giám mục P.J. Pigneaux (1772) bản viết tay và Tự vị An Nam Latinh (tr. 446), tác giả Nguyễn Khắc Xuyên dịch sang tiếng Việt, Nxb Trẻ (1999) tết: lễ hội mừng năm mới, phẩm vật thường dâng cúng vào đầu năm mới hoặc ngày mồng năm tháng năm.

– Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ấn bản 1895-1896, Tome II, tr. 354. tết: lễ năm mới, tiết đầu năm; đem của lễ mà dâng hoặc cho nhau trong ba ngày xuân.

Như vậy, từ tiết chỉ thời khắc đã được sử dụng trong sách Lĩnh Nam

1. Gọi chính xác là Tết Liêu.Bởi vì tiết có nghĩa là ngày lễ và Liêu (bộ nhân人) là tên chàng Liêu. Từ tiết được Nôm hóa thành tết, chàng Liêu lên ngôi vua nên theo phép kị húy nên được đổi thành Liệu (bộ đẩu 斗), vì liệu còn có âm đọc là liêu.

2. Đại Việt Sử Ký do Lê Văn Hưu biên soạn (1272), dâng lên vua Trần Thánh Tông và Ngô Sĩ Liên chủ biên để soạn lại thành Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1697).

3. Trung Nguyên tiết bãi chấp trác, dĩ ngộ Linh Nhân thái hậu Vu Lan bồn nhật cố dã. Chiêm Thành lai cống.

Chích Quái và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Thời Hồng Bàng, người Lạc Việt đã có chữ viết và tiếng nói riêng (không phải chữ Hán, không phải âm tiếng Việt có dấu thanh như hiện nay), vậy từ tiết liệu (Tết Liêu) do Trần Thế Pháp sử dụng để kể lại, chứ không thể có từ thời ấy. Như thế chí ít, theo Đại Việt Sử Ký, từ tiết đã được dùng từ thế kỷ XIII.

Đến khi có chữ phiên âm Latinh (gọi là chữ quốc ngữ), từ tết được dùng trong Tự vị Việt-Bồ-La của Lm. Alexandre de Rhodes, năm 1651. Tuy nhiên, từ tết trong tự vị đó có phải do từ tiết Nôm hóa hay không thì chưa rõ vì thiếu từ Hán đi kèm.

Trong Tự vị An Nam Latinh của Gm. P.J. Pigneaux, năm 1772, từ tết được xác định rõ là từ Nôm hóa của từ tiết Hán. Tham khảo qua các từ điển Hán Việt, từ tiết có khoảng mười lăm nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa phù hợp với Tết là: (danh từ) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỷ niệm, khánh hạ, v.v.). Vd: thanh minh tiết (tiết thanh minh), trung thu tiết (ngày lễ trung thu, rằm tháng tám), thanh niên tiết (ngày tuổi trẻ).

Tạp Chí Tri Thức

Trích nguồn: Vanvn.vn