Cõi tạm của Vladimir Semionovich Vysotsky chỉ vọn vẹn 42 năm (1938-1980), nhưng đời ông dài hàng triệu đời người, ông mất khi nước Nga đang vần vũ với Đại hội Thế vận nên báo chí đâu có viết nhiều về cái chết của ông, một nhà thơ, một diễn viên và một nhạc sĩ sáng tác kiêm biểu diễn các tác phẩm của chính mình trên chiếc guitar bảy dây.
Đến giờ người ta vẫn trân trọng những chiếc đĩa than ghi giọng hát của ông, nghe ông hát lẫn trong tiếng lạo xạo của đĩa là thấy xao xuyến như ngắm tranh của Van Gogh với những nét sơn dầu lởm chởm trên toan ấy… Cha mẹ anh đẻ ông ra ở con phố Meshanskaya thứ Nhất trong một căn hộ chung. Bố ông quê Kiev, là đại tá từng đánh nhau với quân Đức Hitler, mẹ làm phiên dịch. Nhưng hai người chỉ sống với nhau có 5 năm rồi ly tán, ông ở cùng bố. Rồi ông lớn lên cùng nước Nga với bao thay đổi sau đại chiến, thời kỳ xây cất đất nước, thanh niên ấp ủ bao niềm lãng mạn.
Vysotsky đi học Đại học Xây dựng – Công trình Moskva, nhưng bỏ luôn sau nửa năm giời… Rồi ông đâm đơn vào học khoa diễn viên Trường thực hành nghệ thuật thuộc Nhà hát nghệ thuật Hàn lâm Moskva – MXAT. Tốt nghiệp, ông diễn ở Nhà hát mang tên Pushkin, rồi Nhà hát tiểu phẩm, Nhà hát “Người đương thời”, và ông “đọng” lại ở Nhà hát Taganka cho đến khi qua đời.
Ông đã từng đóng vai Hamlet, lãnh tụ nghĩa quân Pugatchyov, nhà bác học can trường Galileo, nhân vật Svidrigaidov trong Tội ác và Hình phạt theo tiểu thuyết của F. Dostoevsky…
Nhưng những gì khiến người ta nhớ đến ông là các bài thơ và các ca khúc ông sáng tác và hát. Sinh thời ông chỉ phát hành có bảy album với bốn bài mỗi đĩa. Và tổng số chỉ có mười một đĩa ghi các bài của ông được nhiều người biểu diễn. Nhưng sau khi ông đã mất thì vào năm 1987 đã in ra hai mươi mốt đĩa với tiêu đề Những buổi hòa nhạc của Vladimir Vysotsky…
Vysotsky trải ba cuộc tình thành thân, người vợ đầu là cô sinh viên Iza Zhukova, người vợ sau là Ludmila Abramova, họ có hai người con. Bạn đời kế tiếp của ông là Marina Vladi, nàng chính là nàng thơ và chỗ dựa tinh thần quan trọng của ông.
Vysotsky ra đi đột ngột lúc đang ngủ ngay lúc 4 giờ sáng ngày 25 tháng 7 năm 1980. Ông được chôn cất ở nghĩa địa Vagankovskoye, cả đô thành Moskva (đến bốn mươi ngàn người) đổ ra đường để vĩnh biệt người nghệ sĩ hiểu thấu gan ruột người đời và truyền cảm hứng sống cho muôn người vậy…
Vysotsky viết hơn 100 bài thơ và gần 600 ca khúc và ông hát tại hơn một ngàn buổi biểu diễn cả ở Liên Xô cả ở nước ngoài. Đến Moskva và nhiều thành phố khác tại Nga có thể chiêm ngưỡng tượng Vysotsky. Có bảo tàng mang tên “Nhà Vysotsky ở Taganka”. Người ta đã đặt giải thưởng thường niên Vysotsky có tên “Vệt bánh xe xủa ta” để trao tặng những ai có cuộc đời và sáng tác hòa điệu với những đề tài trong thơ Vysotsky.
Vysotsky viết về tất cả mọi mảng cuộc đời, ông viết bằng lòng mình, bằng trái tim và trí não chân thành nên người ta thấy ông gần gũi và chân thực. Ông là người Nga, là người dân, là người nghệ sĩ từ tâm hồn, con mắt và thân thể. Ông vắt cạn mình không nuối tiếc, băn khoăn, so đo, cho nên đến giờ người ta đọc và nể trọng ông vì lẽ ấy, mà những hy sinh can trường ấy thật Nga hiển hiện rõ trong mọi dòng thơ ông viết.
—————————
Thơ Vladimir Vysotsky
Khúc ballad tình yêu
Khi ngọn nước của Cơn hồng thủy
Lại trở về nơi ranh giới biển và bến bờ xa,
Từ bọt sóng của dòng chảy đang lùi trở về khơi
xa lắc
Là Tình Yêu im lặng thoát lên bờ –
Và tan đi trong không trung trước khi kỳ hạn đến.
Mà kỳ hạn thì có cơ man nhiều không đếm xuể….
Rồi những kẻ lập dị – mà trên đời có những con
người như thế –
Hít căng lồng ngực thứ hỗn hợp không khí ấy
trào dâng,
Họ chẳng hề đợi phát ban phần thưởng hay
hay giáng họa trừng phạt, –
Vì họ nghĩ, ấy hít thở chỉ đơn thuần là thế,
Họ bất ngờ hòa cùng một nhịp
Của hơi thở – vốn không đều đặn gì – như thế.
Tôi sẽ căng trải chăn gối khắp các cánh đồng
cho mọi kẻ đang yêu –
Cứ để trong giấc ngủ và khi thức giấc họ cất
lên tiếng hát!…
Tôi đang thở đây, và thế là có nghĩa – tôi đang yêu!
Tôi yêu, và thế có nghĩa là tôi đang sống!
Rồi sẽ có thật nhiều những cuộc hành hương
và những bôn ba khắp nẻo:
Vì Xứ sở của Tình Yêu là vùng đất trời vĩ đại!
Và với những chàng hiệp sĩ của mình – ấy là
để thử thách –
Xứ sở Tình Yêu sẽ hỏi ngày càng nghiêm khắc
hơn lên:
Nàng lên tiếng yêu cầu những chia ly và
khoảng cách,
Nàng sẽ làm mất đi những yên tĩnh, nghỉ ngơi
và giấc ngủ…
Nhưng đừng hòng khiến những kẻ điên khùng
quay trở lại thời xưa trước –
Họ đã đồng thuận chấp nhận trả cái giá thế này:
Bằng bất kỳ giá nào – cho dù cả đánh liều đến
ngay cuộc sống, –
Để không làm tan đứt, để giữ gìn trọn vẹn
Mối dây vô hình thần diệu.
Mà đã được căng giữa họ và Xứ sở Tình Yêu.
Tôi sẽ căng trải chăn gối khắp các cánh đồng
cho mọi kẻ đang yêu –
Cứ để trong giấc ngủ và khi thức giấc họ cất
lên tiếng hát!…
Tôi đang thở đây, và thế là có nghĩa – tôi đang yêu!
Tôi yêu, và thế có nghĩa là tôi đang sống!
Nhưng thật nhiều những kẻ sặc nghẹn thở vì
tình yêu
Đừng hòng gọi kêu họ – cho dù có kêu vời đến
bao lần đi chăng nữa, –
Tin đồn và lời sáo rỗng đang khiến họ trả giá,
Nhưng cái giá ấy được nhào trộn với cả máu
người ta.
Và chúng ta sẽ đặt đèn cầy nơi đầu giường
trống trải
Của những kẻ đã lâm chung vì mối tình bí ẩn
chưa từng được thấy…
Để rồi linh hồn họ được rong chơi nơi những
cánh hoa,
Giọng nói họ được hòa cùng một nhịp,
Và vĩnh cửu họ có cùng một hơi thở,
Và họ gặp nhau – nơi bờ môi vương những
tiếng thở dài –
Nơi hò hẹn là những bến đò ngang và cây cầu
quạnh vắng,
Nơi những ngã ba đường hẹp lối của vũ trụ
mênh mang.
Làn gió trong lành khiến những kẻ được chọn
lựa ngây ngất,
Khiến lòng họ phân tâm, hồi sinh họ không
còn là kẻ chết, –
Bởi lẽ nếu người chưa từng yêu –
Thì có nghĩa người chưa từng sống, và chưa
từng được thở!
Bạn không về
sau trận đánh hôm qua
Sao mọi lẽ vẫn như thường như thế:
Trời vẫn xanh trong, rừng vẫn xanh thẳm,
Thinh không vẫn vậy và làn nước chảy vẫn
đang róc rách
Duy một nhẽ, bạn không trở về từ chiến trường
lửa đạn
Rừng vẫn xanh, thinh không vô tư lự với dòng
nước uốn trôi
Chỉ không có bạn thôi, bạn không về từ chiến
trường máu lửa
Đến bây giờ tôi chưa thấu ai đúng ai sai
Là những lúc chúng mình tranh luận quên xả
hơi hay nằm ngủ
Duy một nhẽ là giờ tôi chỉ thấy thiếu bạn thôi
Khi bạn không trở về từ cuộc chiến đầy máu lửa
Lúc này đây chỉ day dứt một điều là bạn không
có mặt
Vì bạn không về nữa sau trận đánh cam go
Bạn im lặng chẳng đúng lúc và lại hát thầm
sai nhịp
Bạn luôn nói về những điều chẳng giống ai
Bạn lại khiến làm tôi chẳng ngủ được
Bởi bình mình ló thì bạn bừng tỉnh dậy
Nhưng hôm qua sau trận đánh bạn không trở
về nữa
Bạn lại khiến làm tôi chẳng ngủ được
Bởi bình mình ló thì bạn bừng tỉnh giấc
Thế mà hôm qua bạn chẳng trở về đâu sau
trận đánh
Điều trống rỗng giờ đây đâu phải cái lẽ trong
những khi tâm sự
Là bỗng dưng tôi thấy bạn và tôi là cả hai người
Thế là dường như làn gió đâu tràn tới thổi tắt
lịm đống lửa
Là khi thấy bạn chẳng về nữa sau trận đánh
hôm qua
Với tôi ấy cứ như gió khô khốc phũ phàng dập
tan ngọn lửa
Khi bạn không về sau trận đánh hôm qua
Hôm nay mùa xuân phơi phới đến như thoát
cảnh giam hãm
Tự nhiên tôi buột mồm nhắc nhở bạn tôi
Này ông bạn, thôi bỏ hút thuốc đi – nhưng câu
giả nhời là thinh không im lặng
Bạn không về sau trận đánh hôm qua
Những người đã thác không bao giờ bỏ chúng
ta trong hoạn nạn
Những chiến sĩ đã bỏ mình giờ là những người
lính gác
Cánh rừng nay như mặt nước phản chiếu
khoảng trời xanh
Cây cối trong rừng giờ xanh lam như bầu trời
độ ấy.
Căn hầm chật
Với chúng mình vẫn thấy thênh thang
Cả thời gian ấy trôi đi là cho chúng mình –
hai người đấy
Thế mà bây giờ chỉ cho mỗi một thôi… Chỉ một
tôi dường như cảm thấy
Ấy là chính tôi chẳng trở về từ trận đánh
hôm qua.
NGUYỄN VĂN CHIẾN (dịch và giới thiệu)
Bài viết liên quan: